Dù có con nhỏ nhưng căn hộ 60m² này vẫn rất gọn gàng và tiện dụng nhờ hệ nội thất đa năng thông minh và sự sáng tạo trong bài trí nội thất.
Căn hộ 60m² chắc chắn không phải là không gian lý tưởng cho hộ gia đình có 2 trẻ nhỏ với hàng trăm món đồ đạc để đáp ứng tiện nghi cuộc sống. Làm sao nào để ngôi nhà thoáng đãng, tiện dùng mà vẫn gọn gàng, ngăn nắp sẽ là câu hỏi đau đầu của mọi gia chủ trong trường hợp này.
2 kiến trúc sư Margarita McGrath và Scott Oliver đã xử lý bài toán căn hộ 60m² tại New York dưới đây vô cùng thông minh nhờ các món nội thất đa năng độc đáo và cách bài trí sáng tạo. Bước vào nơi này, bạn sẽ thấy bất ngờ bởi sự sáng tạo không giới hạn. Từng món nội thất đều được tính toán kĩ để đáp ứng nhu cầu sử dụng độc lập cũng như có thể kết hợp cùng các món đồ khác để có thêm công dụng.
Đầu tiên hãy khám phá phòng khách. Nếu nhìn thoáng qua, phòng khách chỉ gồm một hệ kệ ốp tường lớn nhiều ngăn để lưu trữ sách vở, đồ dùng. Thế nhưng khi cần, chỉ bằng vài thao tác đơn giản, nơi đây sẽ biến thành phòng ăn trong tích tắc. Cụ thể chỉ cần hạ phần ván che được tích hợp ở kệ sách xuống chiếc “chân bàn” di động là đã có ngay chiếc bàn ăn cho cả nhà dùng bữa.
Mặt bàn được tích hợp trong khối kệ sách dễ dàng đóng, mở.
Chân bàn được thiết kế dạng khối hộp có nhiều ngăn nhỏ và được sử dụng như một kệ lưu trữ rượu. Thêm vào đó các bánh xe nhỏ phía dưới cũng cho phép chủ nhà cất gọn chiếc “chân bàn” thật linh hoạt sau khi đã dùng bữa xong để trả lại không gian thoáng đãng.
Di chuyển chiếc chân bàn kiêm kệ rượu đến đúng vị trí…
Là đã có một bàn ăn lớn cho cả gia đình.
Hầu hết các bức tường trong căn hộ đều được kiến trúc sư thay bằng hệ kệ lớn để vừa giải quyết được vấn đề phân chia không gian riêng tư của các thành viên lại vừa có thêm không gian lưu trữ đồ đạc. Cụ thể “bức tường” nơi hành lang chính là chiếc kệ lớn với những ngăn kéo trượt rất tiện dụng.
Hệ kệ ở hành lang…
… ẩn chứa nhiều ngăn trượt tiện dụng với khả năng lưu trữ lớn.
Không gian sống nhỏ đồng nghĩa với nội thất nhỏ và vừa vặn. Để tận dụng tối đa diện tích, bếp được tích hợp trong những khối tủ bếp bố trí dưới dạng chữ I ở hành lang.
Bếp nhỏ liền với hệ kệ bố trí ở hành lang.
Những chiếc móc treo đơn giản cùng hệ tủ lưu trữ lớn giúp bếp dù nhỏ nhưng vẫn đủ không gian lưu trữ, nấu nướng.
Để không gian nghỉ ngơi được gọn gàng, ngăn nắp mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, các phòng ngủ đều được khéo léo lồng ghép những ngăn chứa đồ nhỏ. Trong phòng của cậu con trai lớn, các ngăn kéo ở dưới gầm giường hay sàn nhà sẽ là nơi cất gọn lượng đồ khổng lồ của trẻ.
Lưu trữ ẩn sáng tạo ở gầm giường và sàn nhà.
Không những vậy chiếc bàn học trong phòng cũng có thể biến thành một chiếc giường nhỏ để nằm chơi, nằm đọc sách thật dễ dàng nhờ trục nâng.
Bàn học….
có thể biến thành giường ngủ hay ghế chơi nhờ hệ trục.
Gầm hệ bàn kiêm giường cũng là nơi chứa những hộp đồ chơi, đồ dùng của trẻ.
Nhà vệ sinh nhỏ nhưng sạch với cửa trượt tiết kiệm diện tích.
Dù có con nhỏ nhưng căn hộ 60m² này vẫn rất gọn gàng và tiện dụng nhờ hệ nội thất đa năng thông minh và sự sáng tạo trong bài trí nội thất.
Căn hộ 60m² chắc chắn không phải là không gian lý tưởng cho hộ gia đình có 2 trẻ nhỏ với hàng trăm món đồ đạc để đáp ứng tiện nghi cuộc sống. Làm sao nào để ngôi nhà thoáng đãng, tiện dùng mà vẫn gọn gàng, ngăn nắp sẽ là câu hỏi đau đầu của mọi gia chủ trong trường hợp này.
2 kiến trúc sư Margarita McGrath và Scott Oliver đã xử lý bài toán căn hộ 60m² tại New York dưới đây vô cùng thông minh nhờ các món nội thất đa năng độc đáo và cách bài trí sáng tạo. Bước vào nơi này, bạn sẽ thấy bất ngờ bởi sự sáng tạo không giới hạn. Từng món nội thất đều được tính toán kĩ để đáp ứng nhu cầu sử dụng độc lập cũng như có thể kết hợp cùng các món đồ khác để có thêm công dụng.
Đầu tiên hãy khám phá phòng khách. Nếu nhìn thoáng qua, phòng khách chỉ gồm một hệ kệ ốp tường lớn nhiều ngăn để lưu trữ sách vở, đồ dùng. Thế nhưng khi cần, chỉ bằng vài thao tác đơn giản, nơi đây sẽ biến thành phòng ăn trong tích tắc. Cụ thể chỉ cần hạ phần ván che được tích hợp ở kệ sách xuống chiếc “chân bàn” di động là đã có ngay chiếc bàn ăn cho cả nhà dùng bữa.
Mặt bàn được tích hợp trong khối kệ sách dễ dàng đóng, mở.
Chân bàn được thiết kế dạng khối hộp có nhiều ngăn nhỏ và được sử dụng như một kệ lưu trữ rượu. Thêm vào đó các bánh xe nhỏ phía dưới cũng cho phép chủ nhà cất gọn chiếc “chân bàn” thật linh hoạt sau khi đã dùng bữa xong để trả lại không gian thoáng đãng.
Di chuyển chiếc chân bàn kiêm kệ rượu đến đúng vị trí…
Là đã có một bàn ăn lớn cho cả gia đình.
Hầu hết các bức tường trong căn hộ đều được kiến trúc sư thay bằng hệ kệ lớn để vừa giải quyết được vấn đề phân chia không gian riêng tư của các thành viên lại vừa có thêm không gian lưu trữ đồ đạc. Cụ thể “bức tường” nơi hành lang chính là chiếc kệ lớn với những ngăn kéo trượt rất tiện dụng.
Hệ kệ ở hành lang…
… ẩn chứa nhiều ngăn trượt tiện dụng với khả năng lưu trữ lớn.
Không gian sống nhỏ đồng nghĩa với nội thất nhỏ và vừa vặn. Để tận dụng tối đa diện tích, bếp được tích hợp trong những khối tủ bếp bố trí dưới dạng chữ I ở hành lang.
Bếp nhỏ liền với hệ kệ bố trí ở hành lang.
Những chiếc móc treo đơn giản cùng hệ tủ lưu trữ lớn giúp bếp dù nhỏ nhưng vẫn đủ không gian lưu trữ, nấu nướng.
Để không gian nghỉ ngơi được gọn gàng, ngăn nắp mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, các phòng ngủ đều được khéo léo lồng ghép những ngăn chứa đồ nhỏ. Trong phòng của cậu con trai lớn, các ngăn kéo ở dưới gầm giường hay sàn nhà sẽ là nơi cất gọn lượng đồ khổng lồ của trẻ.
Lưu trữ ẩn sáng tạo ở gầm giường và sàn nhà.
Không những vậy chiếc bàn học trong phòng cũng có thể biến thành một chiếc giường nhỏ để nằm chơi, nằm đọc sách thật dễ dàng nhờ trục nâng.
Bàn học….
có thể biến thành giường ngủ hay ghế chơi nhờ hệ trục.
Gầm hệ bàn kiêm giường cũng là nơi chứa những hộp đồ chơi, đồ dùng của trẻ.